Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 460 Bài trắc nghiệm Dao động cơ chọn lọc cực hay có lời giải !!

460 Bài trắc nghiệm Dao động cơ chọn lọc cực hay có lời giải !!

Câu 6 : Khi một vật dao động điều hòa thì:

A. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

B. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ

D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

Câu 7 : Chọn phát biểu đúng khi nói về gia tốc trong dao động điều hòa của chất điểm dọc theo trục Ox:

A. Luôn hướng về vị trí cân bằng và ngược pha so với li độ.

B. Luôn không đổi hướng.

C. Đạt cực đại khi đi qua vị trí cân bằng.

D. Phụ thuộc vào thời gian theo quy luật sạng sin với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động.

Câu 9 : Chọn phát biểu đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang:

A. Tại vị trí biên, vận tốc của vật triệt tiêu và gia tốc của vật triệt tiêu.

B. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

C. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng giảm dần, thế năng tăng dần

D. Quỹ đạo của vật là đường hình sin.

Câu 11 : Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo:

A. Gia tốc tỉ lệ với thời gian.

B. Quỹ đạo là một đường hình sin.

C. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.

D. Quỹ đạo là một đường thẳng.

Câu 12 : Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng:

A. Làm cho tần số dao động không giảm đi.

B. Làm cho động năng của vật tăng lên.

C. Bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng của hệ.

D. Làm cho li độ dao động không giảm xuống.

Câu 13 : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

Câu 25 : Chọn câu sai: Một vật dao động điều hòa, mốc thế năng tại vị trí cân bằng, khi dao động từ vị trí:

A. Biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng.

B. Cân bằng ra vị trí biên thì thế năng tăng.

C. Cân bằng ra vị trí biên thì động năng tăng.

D. Biên về vị trí cân bằng thì thế năng giảm.

Câu 26 : Một chất điểm đang chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ thì có:

A. Vận tốc dương, gia tốc âm.

B. Vận tốc âm, gia tốc âm.

C. Vận tốc dương, gia tốc dương.

D. Vận tốc âm, gia tốc dương.

Câu 30 : Chọn đáp án sai khi nói về dao động cơ điều hòa với biên độ A.

A. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chiều của vận tốc ngược với chiều của gia tốc.

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì độ lớn của gia tốc tăng.

C. Quãng đường vật đi được trong một phần tư chu kì dao động là A.

D. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì chiều của vận tốc cùng với chiều của gia tốc.

Câu 31 : Chọn câu sai.

A. Lực ma sát có giá tiếp tuyến với mặt tiếp xúc.

B. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.

C. Lực đàn hồi cùng chiều với lực làm vật biến dạng.

D. Lực hấp dẫn giữu cho Mặt Trăng quay quang Trái Đất.

Câu 37 : Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1=Acosωt và x2=Asinωt là hai dao động

A. Cùng pha.

B. Lệch pha π2.

C. Lệch pha π3.

D. Ngược pha.

Câu 42 : Một vật chuyển động tròn đều thì

A. Động lượng bảo toàn.

B. Cơ năng không đổi.

C. Động năng không đổi.

D. Thế năng không đổi.

Câu 44 : Chọn câu sai. Trong chuyển động nhanh dần đều thì

A. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

B. Véc tơ gia tốc ngược chiều với véc tơ vận tốc.

C. Gia tốc là đại lượng không đổi.

D. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

Câu 46 : Trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang

A. Động năng không thay đổi.

B. Thế năng không đổi.

C. Cơ năng bảo toàn.

D. Động lượng bảo toàn.

Câu 48 : Một vật dao động điều hòa thì:

A. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.

C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.

D. Động năng của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.

Câu 51 : Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Tỉ lệ với độ biến dạng.

B. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

C. Luôn là lực kéo.

D. Luôn luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 54 : Chuyển động thẳng biến đổi đều không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vecto gia tốc thay đổi.

B. Vận tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian

C. Vectơ vận tốc không thay đổi.

D. Tọa độ là hàm số bậc hai theo thời gian.

Câu 56 : Một vật dao động điều hòa, khi đi từ vị trí biên này đến vị trí biên kia thì:

A. Thế năng không đổi, cơ năng giảm rồi tăng.

B. Cơ năng không đổi, thế năng tăng rồi giảm.

C. Cơ năng không đổi, thế năng giảm rồi tăng.

D. Thế năng không đổi, cơ năng tăng rồi giảm.

Câu 57 : Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, cùng pha ban đầu là một dao động điều hòa:

A. Cùng biên độ, cùng phương, cùng tần số với các dao động thành phần.

B. Cùng pha ban đầu, cùng biên độ, cùng phương với các dao động thành phần.

C. Cùng phương, cùng tần số, cùng pha ban đầu với các dao động thành phần.

D. Cùng tần số, cùng pha ban đầu, cùng biên độ với các dao động thành phần.

Câu 58 : Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm:

A. Có sing công.

B. Sinh công âm.

C. Sinh công dương.

D. Không sinh công.

Câu 62 : Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Khi pha dao động của chất điểm bằng π2 thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Động năng của vật cực đại.

B. Lực kéo về có giá trị cực đại.

C. Thế năng của vật cực đại.   

D. Gia tốc của vật cực đại.

Câu 66 : Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là:

A. Chuyển động thẳng đều.

B. Chuyển động thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.

B. Chuyển động thẳng biến đổi đều.

C. Chuyển động rơi tự do.

Câu 71 : Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của vật:

A. Tăng hay giảm tùy thuộc vào vận tốc ban đầu của vật lớn hay nhỏ.

B. Không thay đổi.

C. Tăng khi vận tốc của vật tăng.

D. Giảm khi vận tốc của vật tăng.

Câu 72 : Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.

A. Giảm đi.

B. Không thay đổi

C. Không biết được.

D. Tăng lên.

Câu 74 : Chu kì của dao động điều hòa là

A. khoảng thời gian vật đi từ li độ cực đại âm đến li độ cực đại dương.

B. khoảng thời gian ngắn nhất mà vật thực hiện một dao động.

C. khoảng thời gian giữa hai lần vật đi qua vị trí cân bằng.

D. thời gian ngắn nhất vật có li độ như cũ.

Câu 79 : Khi nói về dao động cưỡng bức phát biểu nào sau đây đúng?

A. dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

B. dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức

C. biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức

D. dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức

Câu 81 : Dao động cơ tắt dần

A. có li độ giảm dần theo thời gian.

B. có vận tốc giảm dần theo thời gian.

C. có gia tốc giảm dần theo thời gian.

D. có cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 86 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và tốc độ.

B. Li độ và tốc độ.

C. Biên độ và gia tốc.

D. Biên độ và cơ năng.

Câu 89 : Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.

B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.

C. luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

Câu 90 : Nhận xét nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

A. Cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Ma sát càng lớn, dao động tắt dần càng nhanh.

C. Không có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng.

D. Biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 93 : Dao động của đồng hồ quả lắc là

A. dao động cưỡng bức.

B. dao động tắt dần chậm.

C. dao động tắt dần

D. dao động duy trì.

Câu 96 : Chu kì dao động điều hòa là

A. khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái dao động.

B. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1 giây.

C. khoảng thời gian để vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.

D. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.

Câu 101 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?

A. Cơ năng và biên độ.

B. Cơ năng và thế năng.

C. Cơ năng và pha dao động.

D. Động năng và thế năng.

Câu 102 : Một vật dao động điều hòa với li độ x và vận tốc v. Chọn phát biểu đúng

A. v ngược pha với x

B. v cùng pha với x

C. x sớm pha hơn v

D. x vuông pha với v

Câu 103 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

Câu 105 : Một vật dao động điều hòa, trong mỗi chu kì dao động vật đi qua vị trí cân bằng

A. một lần.

B. ba lần. 

C. bốn lần.

D. hai lần.

Câu 106 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

B. Lực ma sát càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần còn thế năng biến thiên theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động có năng lượng giảm dần theo thời gian.

Câu 107 : Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ

A. tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

C. không đổi vì chu kì dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

D. tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.

Câu 109 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên hệ ấy.

C. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng của hệ.

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 110 : Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là

A. Thước và cân.

B. Đồng hồ.

C. Thước và đồng hồ.

D. Cân và đồng hồ.

Câu 112 : Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

B. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí biên.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì của vật.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng hai lần tần số của vật.

Câu 114 : Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. và hướng không đổi.

B. tỉ lệ với độ lớn của li độ.

C. tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. không đổi nhưng hướng thay đổi.

Câu 115 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. biên độ và vận tốc.

B. biên độ và tốc độ.

C. li độ và tốc độ.

D. biên độ và năng lượng.

Câu 117 : Chọn câu đúng? Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. biên độ dao động.

B. cấu tạo của con lắc lò xo.

C. cách kích thích dao động.

D. năng lượng của con lắc lò xo.

Câu 119 : Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.

B. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào dao động.

C. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.

D. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.

Câu 120 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương tạo thành 450 so với phương nằm ngang thì gia tốc trọng trường

A. không ảnh hưởng đến tần số dao động của con lắc.

B. ảnh hưởng đến chu kỳ dao động của con lắc.

C. làm tăng tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.

D. làm giảm tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.

Câu 123 : Vật đang dao động điều hòa với chu kì 2T. Động năng trong dao động điều hoà biển đổi theo thời gian

A. tuần hoàn với chu kỳ T.

B. như một hàm cosin.

C. không đổi.

D. tuần hoàn với chu kỳ T/2.

Câu 124 : Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào:

A. Khối lượng quả nặng

B. Chiều dài dây treo.

C. Gia tốc trọng trường.

D. Vĩ độ địa lý.

Câu 125 : Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Dao động tắt dần không phải lúc nào cũng có hại

B. Biên độ dao động tắt dần giảm dần đều theo thời gian

C. Nguyên nhân tắt dần dao động là do lực cản

D. Cơ năng của dao động giảm dần theo thời gian

Câu 130 : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

Câu 132 : Một vật nhỏ dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + π/2) (cm). Gốc thời gian là

A. lúc vật có li độ x = +A.

B. lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

C. lúc vật có li độ x = -A.

D. lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

Câu 133 : Trong dao động điều hòa của một vật nhỏ, tập hợp các đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?

A. Biên độ, gia tốc.

B. Vận tốc, lực kéo về.

C. Chu kì, cơ năng.

D. Tần số, pha dao động.

Câu 312 : Hai điểm M và N cùng dao động điều hòa trên một trục x quanh điểm O với cùng tần số góc ω. Biên độ của M là A3, của N là A. Dao động của M chậm pha hơn một góc π/2 so với dao động của N. Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Độ dài đại số MN biến đổi điều hòa với tần số góc ω, biên độ 2A và vuông pha với dao động của M.

B. Khoảng cách MN biến đổi điều hòa với tần số góc 2ω, biên độ A3

C. Khoảng cách MN biến đổi điều hòa với tần số góc ω, biên độ 2A và lệch pha 5π/6 với dao động của M.

D. Độ dài đại số MN biến đổi điều hòa với tần số góc 2ω, biên độ A3 và vuông pha với dao động của N.

Câu 313 : Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào

A. biên độ của ngoại lực

B. tần số riêng của hệ

C. pha của ngoại lực

D. tần số của ngoại lực

Câu 314 : Hai chất điểm M, N dao động điều hòa trên trục Ox, quanh điểm O, cùng biên độ A, cùng tần số, lệch pha góc φ. Khoảng cách MN

A. bằng 2Acosφ

B. giảm dần từ 2A về 0.

C. tăng dần từ 0 đến giá trị 2A

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 315 : Cho con lắc đơn dài ℓ =100 cm, vật nặng m có khối lượng 100g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc α0 = 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. Chọn đáp án đúng

A. Lực căng của dây treo có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên và bằng 0,5N

B. Tốc độ của vật khi qua vị trí có li độ góc α = 300 xấp xỉ bằng 2,7(m/s)

Lực căng của dây treo khi vật qua vị trí có li độ góc  α = 300 xấp xỉ bằng 1,598 (N)

D. Khi qua vị trí cân bằng tốc độ của vật lớn nhất là 10  m.s

Câu 318 : Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

A. do trọng lực tác dụng lên vật

B. do lực căng của dây treo

C. do lực cản của môi trường

D. do dây treo có khối lượng đáng kể

Câu 322 : Trong dao động điều hòa của một chất điểm

A. đồ thị của gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ

B. khi vận tốc tăng thì li độ giảm và ngược lại

C. véctơ vận tốc và gia tốc luôn cùng chiều với nhau

D. khi chất điểm chuyển động từ vị trí biên âm về biên dương thì gia tốc giảm

Câu 323 : Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số riêng

B. không còn chịu tác dụng của ngoại lực

C. với tần số lớn hơn tần số riêng

D. với tần số nhỏ hơn tần số riêng

Câu 327 : Năng lượng vật dao động điều hòa

A. bằng với thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng

B. bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại

C. tỉ lệ với biên độ dao động

D. bằng với động năng của vật khi có li độ cực đại

Câu 328 : Con lắc lò xo dao động điều hoà khi gia tốc a của con lắc là

A. a = 4x2

B.  a = -4x

C. a = -4x2

D. a = 4x

Câu 329 : Khi một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

Câu 330 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian

C. lực cản môi trường tác dụng lên vật ℓuôn sinh công dương

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực

Câu 334 : Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng

B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng

C. mà không chịu ngoại lực tác dụng

D. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

Câu 338 : Trong dao động điều hòa x = A cos (ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương trình

A. a=Acosωt+φ

B. a=ω2Acosωt+φ

C. a=ω2Acosωt+φa

D. a=ωAcosωt+φ

Câu 340 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần

D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức

Câu 341 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Trong đó A, ω, φ là các hằng số. Pha dao động của chất điểm

A. biến thiên theo hàm bậc hai với thời gian

B. không đổi theo thời gian

C. biến thiên điều hòa theo thời gian

D. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian

Câu 344 : Một vật nhỏ dao động điều hòa, chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật

A.  bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật

Câu 345 : Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. véctơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng

B. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng

C. véctơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại

D. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng

Câu 347 : Trong dao động điều hòa của một vật, vận tốc biến thiên điều hòa

A.  ngược pha so với li độ

B. ngược pha với gia tốc

C. cùng pha so với gia tốc

D. lệch pha 0,5π so với li độ

Câu 348 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và gia tốc

B. Li độ và tốc độ

C. Biên độ và cơ năng

D. Biên độ và tần số

Câu 353 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian

B. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian

D. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian

Câu 354 : Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí mà lò xo có độ dài ngắn nhất

B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng

C. vị trí cân bằng

D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không

Câu 359 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. vật qua vị trí biên

B. vật đổi chiều chuyển động

C. vật qua vị trí cân bằng

D. vật có vận tốc bằng 0

Câu 360 : Dao động cơ tắt dần

A. có biên độ tăng dần theo thời gian

B. luôn có hại

C. luôn có lợi

D. có biên độ giảm dần theo thời gian

Câu 361 : Trong dao động điều hòa, gia tốc cực đại có giá trị là

A. amax = ω2A

B. amax = ωA

C. amax = - ω2A

D. amax = ωA

Câu 362 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cơ năng của một dao động đều hòa

A. Khi gia tốc của vật bằng không thì thế năng bằng cơ năng của dao động

B. Khi vật ở vị trí cân bằng thì động năng đạt giá trị cực đại

C. Động năng bằng thế năng khi li độ  x=±A2

D. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì động năng tăng và thế năng giảm

Câu 379 : Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian đồng nhất và đẳng hướng, năng lượng dao động của một phần tử môi trường trên phương truyền sóng sẽ

A. giảm tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn.

B. giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng.

C. tăng tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn.

D. tăng tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng.

Câu 385 : Dao động điều hòa của con lắc lò xo đổi chiều khi hợp lực tác dụng lên vật

A. bằng không.

B. có độ lớn cực đại.

C. có độ lớn cực tiểu.

D. đổi chiều.

Câu 386 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì:

A. Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

C. Khi vật ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

D. Động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật bằng 0.

Câu 387 : Tìm các kết luận sai khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm trên một đoạn thẳng nào đó.

A. Trong mỗi chu kì dao động thì thời gian tốc độ của vật giảm dần bằng một nửa chu kì dao động.

B. Lực hồi phục (hợp lực tác dụng vào vật) có độ lớn tăng dần khi tốc độ của vật giảm dần

C. Trong một chu kì dao động có 2 lần động năng bằng một nửa cơ năng dao động.

D. Tốc độ của vật giảm dần khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra phía biên.

Câu 389 : Các phát biểu nào sau đây không đúng? Gia tốc của một vật dao động điều hoà

A. luôn hướng về vị trí cân bằng

B. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật.

C. luôn ngược pha với vận tốc của vật.

D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động.

Câu 390 : Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng

B. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.

C. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

D. Gia tốc của vật khác 0 khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu 391 : Khi đưa một con lắc đơn từ xích đạo đến địa cực (lạnh đi và gia tốc trọng trường tăng lên) thì chu kì dao động của con lắc đơn sẽ

A. tăng lên khi g tăng theo tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ giảm nhiệt độ và ngược lại.

B. tăng lên.

C. giảm đi khi g tăng theo tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ giảm nhiệt độ và ngược lại.

D. giảm đi.

Câu 392 : Các phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường hợp bỏ qua lực cản?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

C. Dao động của con lắc là dao động điều hoà.

D. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0

Câu 397 : Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 398 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=Asinωt. Nếu chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t=0  là lúc vật

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.

D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

Câu 399 : Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

Câu 400 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

Câu 401 : Khi một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Câu 403 : Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t=0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau thời gian T/8 , vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.

B. Sau thời gian T/2 , vật đi được quãng đường bằng 2 A.

C. Sau thời gian T/4 , vật đi được quãng đường bằng A.

D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

Câu 404 : Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều. C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong

C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

Câu 405 : Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.

B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

Câu 407 : Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

Câu 408 : Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad; tần số góc 10 rad/s và pha ban đầu 0,79 rad. Phương trình dao động của con lắc là

A. α=0,1cos20π0,79  rad

B. α=0,1cos10+0,79  rad

C. α=0,1cos20π+0,79  rad

D. α=0,1cos100,79  rad

Câu 410 : Trong dao động điều hòa x = A cos (ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương trình

A. a=Acosωt+φ

B. a=ω2Acosωt+φ

C. a=ω2Acosωt+φ

D. a=ωAcosωt+φ

Câu 412 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.

D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.

Câu 413 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Trong đó A, ω, φ là các hằng số.Pha dao động của chất điểm

A. biến thiên theo hàm bậc hai với thời gian

B. không đổi theo thời gian

C. biến thiên điều hòa theo thời gian

D. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

Câu 416 : Một vật nhỏ dao động điều hòa, chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật

A.  bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 417 : Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. véctơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

B. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

C. véctơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

D. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

Câu 419 : Trong dao động điều hòa của một vật, vận tốc biến thiên điều hòa

A.  ngược pha so với li độ.

B. ngược pha với gia tốc.

C. cùng pha so với gia tốc

D. lệch pha 0,5π so với li độ.

Câu 420 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và gia tốc.

B. Li độ và tốc độ.

C. Biên độ và cơ năng

D. Biên độ và tần số.

Câu 425 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

D. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 426 : Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí mà lò xo có độ dài ngắn nhất.

B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

C. vị trí cân bằng.

D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

Câu 431 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?Trong dao động điều hoà, khi lực phục hồi có độ lớn cực đại thì

A. vật qua vị trí biên.

B. vật đổi chiều chuyển động.

C. vật qua vị trí cân bằng.

D. vật có vận tốc bằng 0.

Câu 432 : Dao động cơ tắt dần

A. có biên độ tăng dần theo thời gian.

B. luôn có hại.

C. luôn có lợi.

D. có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 433 : Trong dao động điều hòa, gia tốc cực đại có giá trị là:

A. amax = ω2A.

B. amax = ωA.

C. amax = - ω2A

D. amax = ωA.

Câu 434 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cơ năng của một dao động đều hòa:

A. Khi gia tốc của vật bằng không thì thế năng bằng cơ năng của dao động.

B. Khi vật ở vị trí cân bằng thì động năng đạt giá trị cực đại.

C. Động năng bằng thế năng khi li độ x=±A2

D. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì động năng tăng và thế năng giảm.

Câu 440 : Trong một dao động điều hòa, lực kéo về biến đổi

A. ngược pha với li độ.

B. sớm pha π/2 so với vận tốc.

C. cùng pha với li độ.

D. trễ pha π/2 so với li độ.

Câu 441 : Độ lớn của lực tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt trong môi trường điện môi không phụ thuộc vào

A. khoảng cách giữa hai quả cầu.

B. độ lớn điện tích của hai quả cầu.

C. bản chất của môi trường mà hai quả cầu đặt trong đó.

D. dấu của điện tích của hai quả cầu.

Câu 443 : Dao động tắt dần có:

A. tần số giảm dần theo thời gian.

B. biên độ giảm dần theo thời gian.

C. li độ giảm dần theo thời gian.

D. động năng giảm dần theo thời gian.

Câu 445 : Chọn đáp án sai. Khi con lắc đơn dao động với li độ góc α nhỏ thì chu kỳ

A. không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.

B. phụ thuộc vào chiều dài con lắc.

C. phụ thuộc vàobiên độ dao động.

D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường nơi có con lắc.

Câu 446 : Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. Động năng; tần số; lực kéo về.

B. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.

C. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần.

D. Biên độ; tần số; gia tốc.

Câu 447 : Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB , gọi O là trung điểm của AB . Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự biến đổi của động năng và thế năng của vật khi chuyển động :

A. Khi chuyển động từ O đến A , động năng của vật tăng.

B. Khi chuyển động từ B đến O, thế năng của vật tăng.

C. Chuyển động từ O đến A , thế năng của vật giảm.

D.  Khi chuyển động từ O đến B , động năng của vật giảm.

Câu 449 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox . Vận tốc của vật

A. luôn có giá trị không đổi.

B. luôn có giá trị dương.

C. là hàm bậc nhất của thời gian.

D. biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 450 : Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. lực cản môi trường tác dụng vào vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn.

D. pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật.

Câu 451 : Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có giá trị

A. cực tiểu khi hai dao động thành phần lệch pha 0,5π .

B. bằng tổng biên độ của hai dao động thành phần.

C. cực đại khi hai dao động thành phần cùng pha.

D. cực đại khi hai dao động thành phần ngược pha.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247