Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 11 năm 2021 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 11 năm 2021 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Câu 3 : Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xét mặt phẳng (A'BD). Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng \(\alpha\) mà \(\tan \alpha = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\).

B. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng \(\alpha\) mà \(\sin \alpha = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\).

C. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương phụ thuộc vào kích thước của hình lập phương.

D. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng nhau.

Câu 4 : Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = AA' = a, AD = 2a. Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường chéo A'C và đáy ABCD. Tính \(\alpha\).

A. \(\alpha \approx 20^\circ 45'\)

B. \(\alpha \approx 24^\circ 5'\)

C. \(\alpha \approx 30^\circ 18'\)

D. \(\alpha \approx 25^\circ 48'\)

Câu 5 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D. AB = 2a, AD = DC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 2 \). Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. \(\left( {SBC} \right) \bot \left( {SAC} \right)\)

B. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) song song với AB.

C. (SDC) tạo với (BCD) một góc 60o.

D. (SBC) tạo với đáy một góc 45o

Câu 7 : Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có AB = SA = 2a. Khoảng cách từ đường thẳng AB đến (SCD) bằng bao nhiêu?

A. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{2}.\)

B. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}.\)

C. \(\frac{a}{2}.\)

D. \(\frac{{2a\sqrt 6 }}{3}\)

Câu 11 : Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có SA = SB. Góc giữa (SAB) và (SAD) bằng \(\alpha\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. \(\cos \alpha = - \frac{1}{3}\)

B. \(\cos \alpha = \frac{2}{5}\)

C. \(\alpha = {\rm{ }}{60^0}\)

D. \(\cos \alpha = \frac{2}{3}\)

Câu 12 : Tính cosin của góc giữa hai mặt của một tứ diện đều.

A. \(\frac{1}{3}.\)

B. \(\frac{1}{2}.\)

C. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}.\)

D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)

Câu 13 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông có tâm O và \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Khẳng định nào sau đây sai ?

A. Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) là góc \(\widehat {ABS}\).

B. \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {SBD} \right)\)

C. Góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (SBCD) là góc \(\widehat {SOA}\).

D. Góc giữa hai mặt phẳng (SAD) và (ABCD) là góc \(\widehat {SDA}\).

Câu 20 : Cho hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thoi, AC = 2a. Các cạnh bên vuông góc với đáy và AA' = a. Khẳng định nào sau đây sai ?

A. Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình chữ nhật.

B. Góc giữa hai mặt phẳng (AA'C'C) và (BB'D'D) có số đo bằng 60o.

C. Hai mặt bên (AA'C) và (BB'C) vuông góc với hai đáy.

D. Hai hai mặt bên (AA'B'B) và (AA'D'D) bằng nhau.

Câu 23 : Cho hình chóp tam giác đều S.ABC với SA = 2AB. Góc giữa (SAB) và (ABC) bằng a. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. \(\alpha = {\rm{6}}{0^0}\)

B. \(\cos \alpha = \frac{1}{{3\sqrt 5 }}\)

C. \(\cos \alpha = \frac{1}{{4\sqrt 5 }}\)

D. \(\cos \alpha = \frac{1}{{2\sqrt 5 }}\)

Câu 30 : Cho tứ diện ABCD . Gọi P, Q là trung điểm của AB và CD . Chọn khẳng định đúng

A. \(\overrightarrow{P Q}=\frac{1}{4}(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{A D})\)

B. \(\overrightarrow{P Q}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{A D})\)

C. \(\overrightarrow{P Q}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{B C}-\overrightarrow{A D})\)

D. \(\overrightarrow{P Q}=\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{A D}\)

Câu 31 : Cho hình hộp \(A B C D \cdot A_{1} B_{1} C_{1} D_{1}\) . Chọn đẳng thức sai? 

A. \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{B A}=\overrightarrow{B_{1} C_{1}}+\overrightarrow{B_{1} A_{1}}\)

B. \(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D_{1} C_{1}}+\overrightarrow{D_{1} A_{1}}=\overrightarrow{D C}\)

C. \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{B A}+\overrightarrow{B B_{1}}=\overline{B D_{1}}\)

D. \(\overrightarrow{B A}+\overrightarrow{D D_{1}}+\overrightarrow{B D_{1}}=\overrightarrow{B C}\)

Câu 33 : Cho hai điểm phân biệt A, B và một điểm O bất kỳ không thuộc đường thẳng AB . Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Điểm M thuộc đường thẳng AB khi và chỉ khi
 \(\begin{aligned} \overrightarrow{O M} &=\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B} \end{aligned}\)

B. Điểm M thuộc đường thẳng AB khi và chỉ khi
 \(\overrightarrow{O M} =\overrightarrow{O B}=k \overrightarrow{B A} \)

C. Điểm M thuộc đường thẳng AB khi và chỉ khi
 \(\overrightarrow{O M} =k\overrightarrow{O A}+(1-k) \overrightarrow{O B}\)

D. Điểm M thuộc đường thẳng AB khi và chỉ khi
 \(\overrightarrow{O M} =\overrightarrow{O B}=k(\overrightarrow{O B}-\overrightarrow{O A})\)

Câu 35 : Cho lăng trụ tam giác \(A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \text { có } \overrightarrow{A A^{\prime}}=\vec{a}, \overrightarrow{A B}=\vec{b}, \overrightarrow{A C}=\vec{c}\) Hãy phân tích (biểu thị) vectơ\(\overrightarrow {B^{\prime} C}\)qua các vectơ  \(\vec{a}, \vec{b}, \vec{c}\)

A. \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=\vec{a}+\vec{b}-\vec{c}\)

B. \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=-\vec{a}+\vec{b}+\vec{c}\)

C. \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=\vec{a}+\vec{b}+\vec{c}\)

D. \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=-\vec{a}-\vec{b}+\vec{c}\)

Câu 37 : Cho ba vectơ\(\vec{a}, \vec{b}, \vec{c}\) không đồng phẳng. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai? 

A. Các vec tơ \(\begin{array}{l} \vec{x}=\vec{a}+\vec{b}+2 \vec{c} ; \vec{y}=2 \vec{a}-3 \vec{b}-6 \vec{c} ; \vec{z}=-\vec{a}+3 \vec{b}+6 \vec{c} \end{array}\) đồng phẳng

B. Các vec tơ đồng phẳng \(\vec{x}=\vec{a}-2 \vec{b}+4 \vec{c} ; \vec{y}=3 \vec{a}-3 \vec{b}+2 \vec{c} ; \vec{z}=2 \vec{a}-3 \vec{b}-3 \vec{c} \)

C. Các vec tơ \(\vec{x}=\vec{a}+\vec{b}+\vec{c} ; \vec{y}=2 \vec{a}-3 \vec{b}+\vec{c} ; \vec{z}=-\vec{a}+3 \vec{b}+3 \vec{c} \) đồng phẳng

D. Các vec tơ \(\vec{x}=\vec{a}+\vec{b}-\vec{c} ; \vec{y}=2 \vec{a}-\vec{b}+3 \vec{c} ; \vec{z}=-\vec{a}-\vec{b}+2 \vec{c}\) đồng phẳng

Câu 38 : Cho hình hộp \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\) với tâm O . Hãy chỉ ra đẳng thức sai trong các đẳng thức sau đây:

A. \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C C^{\prime}}=\overrightarrow{A D^{\prime}}+\overrightarrow{D^{\prime} O}+\overrightarrow{O C^{\prime}}\)

B. \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A A^{\prime}}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D D^{\prime}}\)

C. \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B C^{\prime}}+\overrightarrow{C D}+\overrightarrow{D^{\prime} A}=\overrightarrow{0}\)

D. \(\overrightarrow{A C^{\prime}}=\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{A A^{\prime}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247