Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Du lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Du lần 3

Câu 1 : Cần chọn 3 người đi công tác từ một tổ có 30 người, khi đó số cách chọn là:

A. \(A_{30}^{3}\).

B. \({{3}^{30}}\).

C. 10

D. \(C_{30}^{3}\).

Câu 3 : Với \(a\) là số thực dương tùy ý, \(a.\sqrt[3]{{{a}^{2}}}\) bằng

A. \({{a}^{7}}\).

B. \({{a}^{\frac{5}{3}}}\).

C. \({{a}^{\frac{3}{5}}}\).

D. \({{a}^{\frac{1}{7}}}\).

Câu 4 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( -\infty ;+\infty  \right),\) có bảng biến thiên như hình sau:

A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty  \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;1 \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;+\infty  \right)\).

Câu 5 : Với a là số thực dương tùy ý, \({{\log }_{5}}\left( \frac{25}{a} \right)\) bằng

A. \(2-{{\log }_{5}}a\).

B. \(2{{\log }_{5}}a\).

C. \(\frac{2}{{{\log }_{5}}a}\).

D. \(2+{{\log }_{5}}a\).

Câu 6 : Đạo hàm của hàm số \(y={{2021}^{x}}\) là:

A. \({y}'={{2021}^{x}}\ln 2021\).

B. \({y}'={{2021}^{x}}\).

C. \({y}'=\frac{{{2021}^{x}}}{\ln 2021}\).

D. \({y}'=x{{.2021}^{x-1}}\).

Câu 8 : Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. \(y=-{{x}^{4}}+4{{x}^{2}}\).

B. \(y={{x}^{4}}-4{{x}^{2}}-3\).

C. \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+3\).

D. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-3\).

Câu 9 : Tìm đường tiệm cận đứng và đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+1}\).

A. \(x=\frac{1}{2},\)\(y=-1\).

B. \(x=1,\)\(y=-2\).

C. \(x=-1,\)\(y=2\).

D. \(x=-1,\)\(y=\frac{1}{2}\).

Câu 14 : Hàm số \(F\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+3\) là nguyên hàm của hàm số nào trong các hàm số sau?

A. \(f\left( x \right)=\frac{{{x}^{4}}}{4}-\frac{2}{3}{{x}^{3}}+3x+1\).

B. \(f\left( x \right)=3{{x}^{2}}-4x\).

C. \(f\left( x \right)=\frac{{{x}^{4}}}{4}-\frac{2}{3}{{x}^{3}}+3x\).

D. \(f\left( x \right)=3{{x}^{2}}-4x+3\).

Câu 17 : Cho đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) như hình vẽ. Diện tích S của hình phẳng ( tô đậm) trong hình là

A. \(S=\int\limits_{a}^{0}{f\left( x \right)}dx+\int\limits_{0}^{b}{f\left( x \right)dx}\).

B. \(S=\int\limits_{a}^{0}{f\left( x \right)}dx-\int\limits_{b}^{0}{f\left( x \right)dx}\).

C. \(S=\int\limits_{0}^{a}{f\left( x \right)}dx+\int\limits_{0}^{b}{f\left( x \right)dx}\).

D. \(S=\int\limits_{a}^{0}{f\left( x \right)}dx+\int\limits_{b}^{0}{f\left( x \right)dx}\).

Câu 20 : Trên mặt phẳng tọa độ, điểm đối xứng với điểm biểu diễn số phức z=-2i+4 qua trục Oy có tọa độ là

A. \(\left( 4;2 \right).\)

B. \(\left( -4;2 \right).\)

C. \(\left( 4;-2 \right).\)

D. \(\left( -4;-2 \right)\).

Câu 23 : Công thức thể tích của khối nón có bán kính đáy là \(\frac{r}{2}\) và chiều cao h là

A. \(V=\frac{\pi {{r}^{2}}h}{4}\)

B. \(V=\frac{\pi {{r}^{2}}h}{12}.\)

C. \(V=\frac{\pi {{r}^{2}}h}{24}\). 

D. \(V=\frac{\pi {{r}^{2}}h}{6}.\)

Câu 24 : Hình trụ có đường cao h=2cm và đường kính đáy là 10cm. Diện tích toàn phần của hình trụ đó bằng

A. \(240\pi c{{m}^{2}}.\)

B. \(120\pi c{{m}^{2}}.\)

C. \(70\pi c{{m}^{2}}.\)

D. \(140\pi c{{m}^{2}}.\)

Câu 26 : Trong không gian \(Oxyz\), mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z+3 \right)}^{2}}=25\) có tâm là

A. \({{I}_{1}}\left( 0;-1;3 \right)\).

B. \({{I}_{2}}\left( 0;1;-3 \right)\).

C. \({{I}_{3}}\left( 0;-1;-3 \right)\).

D. \({{I}_{4}}\left( 0;1;3 \right)\).

Câu 27 : Trong không gian \(Oxyz\), vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục \(Oy\)?

A. \(\vec{i}\left( 1;0;0 \right)\).

B. \(\vec{j}\left( 0;1;0 \right)\).

C. \(\vec{k}\left( 0;0;1 \right)\).

D. \(\vec{h}\left( 1;1;1 \right)\).

Câu 28 : Trong không gian \(Oxyz\), đường thẳng nào dưới đây đi qua điểm \(I\left( 2;1;1 \right)\)?

A. \(\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=t \\ & z=1-t \\ \end{align} \right. \)

B. \(\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=1-t \\ & z=t \\ \end{align} \right. \)

C. \(\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=t \\ & z=t \\ \end{align} \right. \)

D. \(\left\{ \begin{align} & x=t \\ & y=1+t \\ & z=1-t \\ \end{align} \right. \)

Câu 29 : Chọn ngẫu nhiên một số trong 10 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được số nguyên tố bằng

A. \(\frac{3}{10}\).

B. \(\frac{2}{5}\).

C. \(\frac{1}{2}\).

D. \(\frac{1}{5}\).

Câu 30 : Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;5 \right)\)?

A. \(\frac{2x+1}{x-2}\).

B. \(\frac{x-3}{x-4}\).

C. \(y=\frac{3x-1}{x+1}\).

D. \(y=\frac{x+1}{3x+2}\).

Câu 32 : Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( 25-{{x}^{2}} \right)\le 2\) là

A. \(\left( -5;-4 \right]\cup \left[ 4;5 \right)\).

B. \(\left( -\infty ;-4 \right]\cup \left[ 4;+\infty  \right)\).

C. \(\left( 4;5 \right)\).

D. \(\left[ 4;+\infty  \right)\).

Câu 37 : Trong không gian Oxyz, mặt cầu có tâm \(I\left( 3;-1;2 \right)\) và tiếp xúc với trục \(Ox\) có phương trình là:

A. \({{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=9\)

B. \({{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=5\)

C. \({{\left( x+3 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z+2 \right)}^{2}}=1\)

D. \({{\left( x+3 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z+2 \right)}^{2}}=4\)

Câu 38 : Trong không gian Oxyz, cho hình bình hành ABCD có \(A\left( 0;1;-2 \right),B\left( 3;-2;1 \right)\) và \(C\left( 1;5;-1 \right)\). Phương trình tham số của đường thẳng CD là:

A. \(\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=5-t \\ & z=-1+t \\ \end{align} \right. \)

B. \(\left\{ \begin{align} & x=1-t \\ & y=5-t \\ & z=-1+t \\ \end{align} \right. \)

C. \(\left\{ \begin{align} & x=1+3t \\ & y=5+3t \\ & z=-1+3t \\ \end{align} \right. \)

D. \(\left\{ \begin{align} & x=-1+t \\ & y=-5-t \\ & z=1+t \\ \end{align} \right. \)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247