Trang chủ Lớp 11 Toán Lớp 11 SGK Cũ Chương 2: Tổ Hợp - Xác Suất Bài tập 9 trang 77 SGK SGK Đại số & Giải tích 11

Bài tập 9 trang 77 SGK SGK Đại số & Giải tích 11

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 9 trang 77 SGK SGK Đại số & Giải tích 11

Gieo đồng thời hai con súc sắc. Tính xác suất sao cho:

a) Hai con xúc sắc đều xuất hiện mặt chẵn

b) Tích các số chấm trên hai con xúc sắc là số lẻ.

Không gian mẫu là:

\(\Omega =\big \{ (1,1);(1,2);(1,3);(1,4);(1,5);(1,6);(2,2);(2,3);(2,4);(2,5);(2,6) \\ (3,3);(3,4);(3,5);(3,6);(4,4);(4,5);(4,6);(5,5);(5,6); (6,6) \big \}\)

Do vậy \(n(\Omega )=21\)

Gọi A là biến cố: "Cả hai con súc sắc đều xuất hiện mặt chẵn".

Ta có: \(A=\left \{ (2;2);(2,4) ;(2,6) ;(4,4) ;(4,6); (6,6)\right \}\)

Nên \(n(A)=6\)

Từ đấy suy ra: \(P(A)=\frac{6}{21}=\frac{2}{7}\)

Gọi B là biến cố: "Tích các số chấm trên hai con súc sắc là một số lẻ".

Khi đó: \(B=\left \{ (1,1);(1,3) ;(1,5);(3,3) ;(3,5) ;(5,5) \right \}\)

Nên \(n(B)=6\)

Từ đấy suy ra: \(P(B)=\frac{6}{21}=\frac{2}{7}\)

 

-- Mod Toán 11

Copyright © 2021 HOCTAP247