Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 3

Câu 2 : Trong các giới hạn sau đây, giới hạn nào có giá trị bằng \( + \infty \)?

A. \(\lim \frac{{2{n^3} + 3}}{{1 - 2{n^2}}}\)

B. \(\lim \left( {{n^3} - 4{n^2} + 1} \right)\)

C. \(\lim \frac{{{3^{n + 1}} + 2n}}{{5 + {3^n}}}\)

D. \(\lim \frac{{3{n^2} + n}}{{4{n^2} - 5}}\)

Câu 3 : Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^3} + 3{x^2} - 2 = m\) có hai nghiệm phân biệt.

A. \(m \in \left( {\left. { - \infty ; - 2} \right]} \right.\)

B. \(m \notin \left[ { - 2;2} \right]\)

C. \(m \in \left[ {\left. {2; + \infty } \right)} \right.\)

D. \(m \in \left\{ { - 2;2} \right\}\)

Câu 5 : Xác định các hệ số a, b, c để đồ thị hàm số có đồ thị hàm số như hình vẽ bên:

A. \(a = 2,b = 2,c =  - 1\)

B. \(a = 2,b =  - 1,c = 1\)

C. \(a = 2,b = 1,c = 1\)

D. \(a = 2,b = 1,c =  - 1\)

Câu 6 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có \(f'(x) > 0,\forall x \in R\). Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của x để \(f\left( {\frac{1}{x}} \right) < f\left( 1 \right)\)

A. \(\left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {0;1} \right)\)

B. \(\left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)

C. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)

D. (0;1)

Câu 7 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(y' = {x^2}(x - 2)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hàm số nghịch biến trên R.

B. Hàm số đồng biến trên (0;2).

C. Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ;0)\) và \((2; + \infty )\)

D. Hàm số đồng biến trên \((2; + \infty )\)

Câu 10 : Đạo hàm của hàm số \(y = \ln \left( {5 - 3{x^2}} \right)\) là:

A. \(\frac{6}{{3{x^2} - 5}}\)

B. \(\frac{{2x}}{{5 - 3{x^2}}}\)

C. \(\frac{{6x}}{{3{x^2} - 5}}\)

D. \(\frac{{ - 6x}}{{3{x^2} - 5}}\)

Câu 11 : Đặt \(a = {\log _2}5\) và \(b = {\log _3}5\). Biểu diễn đúng  của theo a, b là:

A. \(\frac{1}{{a + b}}\)

B. a + b

C. \(\frac{{ab}}{{a + b}}\)

D. \(\frac{{a + b}}{{ab}}\)

Câu 12 : Cho hai góc nhọn a và b thỏa mãn \(\tan a = \frac{1}{7}\) và \(\tan b = \frac{3}{4}\). Tính a + b.

A. \(\frac{\pi }{3}\)

B. \(\frac{2\pi }{3}\)

C. \(\frac{\pi }{6}\)

D. \(\frac{\pi }{4}\)

Câu 14 : Công thức nào sau đây là sai:

A. \(\int {{x^3}dx = \frac{1}{4}{x^4} + C} \)

B. \(\int {\frac{{dx}}{{si{n^2}x}} = \cot x + C} \)

C. \(\int {\sin xdx =  - \cos x + C} \)

D. \(\int {\frac{1}{x}dx = \ln \left| x \right| + C} \)

Câu 17 : Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là đúng?

A. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một và không nằm trong mặt phẳng đồng quy.

B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì cùng nằm trong một mặt phẳng.

D. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

Câu 21 : Cho hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}\left| x \right|\). Mệnh đề nào dưới đây là mệnh đề sai?

A. Hàm số đã cho nghịch biến trên từng khoảng xác định.

B. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.

C. Đồ thị hàm số đã cho có một tiệm cận đứng là trục tung.

D. Hàm số đã cho có tập xác định là \(D = R\backslash \left\{ 0 \right\}\).

Câu 23 : Tìm tập nghiệm S của phương trình \({2^{x + 1}} = 4\)

A. S = {4}

B. S = {1}

C. S = {3}

D. S = {2}

Câu 24 : Cho tứ diện ABCD có \((ACD) \bot (BCD),AC = AD = BC = BD = a,CD = 2x\). Giá trị của x để hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) vuông góc với nhau là:

A. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{3}\)

B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

D. \(\frac{{a\sqrt 5 }}{3}\)

Câu 26 : Nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 4{x^3} + x - 1\) là:

A. \({x^4} + {x^2} + x + C\)

B. \(12{x^2} + 1 + C\)

C. \({x^4} + \frac{1}{2}{x^2} - x + C\)

D. \({x^4} - \frac{1}{2}{x^2} - x + C\)

Câu 27 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm cấp 2 trên khoảng K và \({x_0} \in K\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu \(f''({x_0}) = 0\) thì \(x_0\) là điểm cực trị của hàm số \(y=f(x)\)

B. Nếu \(x_0\) thì là điểm cực trị của hàm số \(y=f(x)\) thì \(f''({x_0}) \ne 0\)

C. Nếu \(x_0\) thì là điểm cực trị của hàm số \(y=f(x)\) thì \(f'({x_0}) = 0\)

D. Nếu \(x_0\) thì là điểm cực trị của hàm số \(y=f(x)\) thì \(f''({x_0}) > 0\)

Câu 28 : Tìm nguyên hàm của hàm số \(f(x) = \frac{1}{{x{{\left( {\ln x + 2} \right)}^2}}}\)

A. \(\int {f(x)dx = \frac{1}{{\ln x + 2}}}  + C\)

B. \(\int {f(x)dx = \frac{{ - 1}}{{\ln x + 2}}}  + C\)

C. \(\int {f(x)dx = \frac{x}{{\ln x + 2}}}  + C\)

D. \(\int {f(x)dx = \ln x + 2 + C} \)

Câu 29 : Cho hai góc lượng giác a và b. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là khẳng định sai?

A. \(\sin (a + b) = \sin a.\cos b+\cos a.\sin b\)

B. \(\sin (a - b) = \sin a.\cos b-\cos a.\sin b\)

C. \(\cos (a + b) = \cos a.\cos b - \sin a.\sin b\)

D. \(\cos (a - b) = \cos a.\cos b + \sin a.\sin b\)

Câu 30 : Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz cho \(\overrightarrow a  = (1; - 2;3)\) và \(\overrightarrow b  = (2; - 1; - 1)\). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Vecto \(\overrightarrow a \) không vuông góc với \(\overrightarrow b \)

B. Vecto \(\overrightarrow a \)  cùng phương với \(\overrightarrow b \) 

C. \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt {14} \)

D. \(\left[ {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right] = ( - 5; - 7; - 3)\)

Câu 33 : Tính tích tất cả các nghiệm của phương trình \({2^{2{x^2} + 5x + 4}} = 4\)

A. 1

B. \(\frac{5}{2}\)

C. \(-\frac{5}{2}\)

D. - 1

Câu 41 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(y' = {x^2} - 3x + {m^2} + 5m + 6\). Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số đồng biến trên (3;5)

A. \(m \in \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( { - 2; + \infty } \right)\)

B. \(m \in \left( {\left. { - \infty ; - 3} \right]} \right. \cup \left[ {\left. { - 2; + \infty } \right)} \right.\)

C. \(m \in \left[ { - 3; - 2} \right]\)

D. Với mọi m thuộc R

Câu 44 : Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{4x + 7}}{{{{\log }_{2018}}\left( {{x^2} - 2x + {m^2} - 6m + 10} \right)}}\) xác định với mọi \(x \in R\) là:

A. \(\left( {2;4} \right)\backslash \left\{ 3 \right\}\)

B. \(\left[ {2;4\backslash \left\{ 3 \right\}} \right]\)

C. \(\left[ {\left. {4; + \infty } \right)} \right.\)

D. \(\left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247