Tìm hình chiếu vuông góc của điểm P(3;- 2) trên đường thẳng trong mỗi trường hợp sau
a) \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = t\\
y = 1
\end{array} \right.\)
b) \(\Delta :\frac{{x - 1}}{3} = \frac{y}{{ - 4}}\)
c) Δ: 5x−12y+10 = 0.
a) Δ: y = 1 có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {0;1} \right)\).
Đường thẳng Δ′ vuông góc với Δ nên có vectơ pháp tuyến là: \(\overrightarrow n' = \left( {1;0} \right)\)
Đường thẳng Δ′ qua P và vuông góc với Δ có phương trình tổng quát là:
1.(x−3) = 0 ⇔ x = 3.
Gọi Q là hình chiếu của P trên Δ do đó Q là giao điểm của Δ và Δ′, tọa độ của Q là nghiệm của hệ sau
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
y = 1
\end{array} \right.\)
Vậy Q(3, 1)
b) Δ có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u = \left( {3; - 4} \right)\). Đường thẳng Δ′ qua P và vuông góc với nên có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow u = \left( {3; - 4} \right)\) nên có phương trình tổng quát là:
3.(x−3)−4.(y+2) = 0 ⇔ 3x−4y−17 = 0.
Gọi Q là hình chiếu của P trên Δ do đó Q là giao điểm của Δ và Δ′ , tọa độ của Q là nghiệm của hệ sau:
\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\frac{{x - 1}}{3} = \frac{y}{{ - 4}}}\\
{3x - 4y - 17 = 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ - 4x - 3y + 4 = 0}\\
{3x - 4y - 17 = 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = \frac{{67}}{{25}}}\\
{y = \frac{{ - 56}}{{25}}}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
Vậy \(Q\left( {\frac{{67}}{{25}}; - \frac{{56}}{{25}}} \right)\).
c) Δ có vectơ pháp tuyến →n(5;−12).n→(5;−12).
Đường thẳng Δ′ vuông góc với Δ nên có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow n = \left( {5; - 12} \right)\). x=
Đường thẳng Δ′ qua P và vuông góc với Δ có phương trình chính tắc là:
\(\frac{{x - 3}}{5} = \frac{{y + 2}}{{ - 12}} \Leftrightarrow - 12x - 5y + 26 = 0\)
Gọi Q là hình chiếu của P trên Δ do đó Q là giao điểm của Δ và Δ′ , tọa độ của Q là nghiệm của hệ sau:
\(\left\{ \begin{array}{l}
5x - 12y + 10 = 0\\
- 12x - 5y + 26 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{{262}}{{169}}\\
y = \frac{{250}}{{169}}
\end{array} \right.\)
Vậy \(Q\left( {\frac{{262}}{{169}};\frac{{250}}{{169}}} \right)\)
-- Mod Toán 10
Copyright © 2021 HOCTAP247