Bài tập 7 trang 119 SGK Hình học 10 NC

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 7 trang 119 SGK Hình học 10 NC

a) Biết đường tròn (C) có phương trình x2+y2+2ax+2by+c = 0. Chứng minh rằng phương tích của điểm M(x0;y0) đối với đường tròn (C) bằng x20+y20+2ax0+2by0+c.

b) Chứng minh rằng nếu hai đường tròn không đồng tâm thì tập hợp các điểm có cùng phương tích đối với hai đường tròn là một đường thẳng (gọi là trục đẳng phương của hai đường tròn).

a) Đường tròn (C) có tâm I(- a;- b), bán kính \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} - c} \)

Phương tích của điểm M(x0;y0) đối với đường tròn (C) là:

℘M/(C) = MI2−R2 = (xo+a)2+(yo+b)2−(a2+b2−c) = x2o+y2o+2axo+2byo+c

b) Cho hai đường tròn không đồng tâm

(C1): x2+y2+2a1x+2b1y+c1 = 0

(C2): x2+y2+2a2x+2b2y+c2 = 0

Gọi M(x0;y0) là điểm có cùng phương tích đối với (C1) và (C2) thì:

x2o+y2o+2a1xo+2b1yo+c= x2o+y2o+2a2xo+2b2yo+c2

⇔ 2(a1−a2)xo+2(b1−b2)yo+c1−c2 = 0   (1)

Vì (C1) và (C2) không đồng tâm nên a1−avà b1−bkhông đồng thời bằng 0 (tức (a1−a2)2+(b1−b2)2 ≠ 0)

Do đó M(x0;y0) nằm trên đường thẳng có phương trình:

Δ: 2(a1−a2)x+2(b1−b2)y+c1−c2 = 0

Vậy tập hợp điểm M là đường thẳng Δ .

 

-- Mod Toán 10

Copyright © 2021 HOCTAP247