Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Lương Tài lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Lương Tài lần 3

Câu 1 : Hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

A. \(\left( 0;+\infty  \right).\)

B. \(\mathbb{R}.\)

C. \(\left( -2;0 \right).\)

D. \(\left( -\infty ;-2 \right).\)

Câu 4 : Cho các số thực \(a,b,m,n\) với \(a,b>0,n\ne 0.\) Mệnh đề nào sau đây sai?

A. \({{a}^{m}}.{{b}^{m}}={{\left( ab \right)}^{m}}.\)

B. \(\frac{{{a}^{m}}}{{{a}^{n}}}={{a}^{m-n}}.\)

C. \({{\left( {{a}^{m}} \right)}^{n}}={{a}^{m.n}}.\)

D. \({{a}^{m}}.{{a}^{n}}={{a}^{m.n}}.\)

Câu 6 : Tìm tập nghiệm của phương trình \({{4}^{{{x}^{2}}}}={{2}^{x+1}}\)

A. \(S=\left\{ -1;\frac{1}{2} \right\}.\)

B. \(S=\left\{ 0;1 \right\}.\)

C. \(S=\left\{ \frac{1-\sqrt{5}}{2};\frac{1+\sqrt{5}}{2} \right\}.\)

D. \(S=\left\{ -\frac{1}{2};1 \right\}.\)

Câu 7 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)={{x}^{2}}+1.\) Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;+\infty  \right).\)

B. Hàm số nghịch biến trên \(\left( -\infty ;1 \right).\)

C. Hàm số nghịch biến trên \(\left( -\infty ;+\infty  \right).\)

D. Hàm số nghịch biến trên \(\left( -1;1 \right).\)

Câu 9 : Giải phương trình \({{\log }_{3}}\left( 2x-1 \right)=1\)

A. \(x=0.\)

B. \(x=3.\)

C. \(x=2.\)

D. \(x=1.\)

Câu 10 : Cho các số phức \(0<a\ne 1,x>0,y>0,a\ne 0.\) Mệnh đề nào sau đây sai?

A. \({{\log }_{a}}1=0.\)

B. \({{\log }_{a}}\left( {{x}^{\alpha }} \right)=\alpha .{{\log }_{a}}x.\)

C. \({{\log }_{a}}\frac{x}{y}={{\log }_{a}}x-{{\log }_{a}}y.\)

D. \({{\log }_{a}}\left( xy \right)={{\log }_{a}}x.{{\log }_{a}}y.\)

Câu 11 : Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. Mỗi hình đa diện có ít nhất bốn đỉnh.

B. Mỗi hình đa diện có ít nhất ba đỉnh.

C. Số đỉnh của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.

D. Số mặt của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.

Câu 14 : Tính thể tích của khối lập phương có cạnh bằng a.

A. \(V=\frac{{{a}^{3}}}{6}.\)

B. \(V={{a}^{3}}.\)

C. \(V=\frac{{{a}^{3}}}{3}.\)

D. \(V=\frac{2{{a}^{3}}}{3}.\)

Câu 15 : Cho đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ:

A. \(\left( -\infty ;0 \right).\)

B. \(\left( 2;+\infty  \right).\)

C. \(\left( 0;2 \right).\)

D. \(\left( -2;2 \right).\)

Câu 16 : Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=\frac{x}{3}-2{{x}^{2}}+3x+1\) song song với đường thẳng \(y=3x+1\) có phương trình là

A. \(y=-\frac{1}{3}x-1.\)

B. \(y=3x-\frac{29}{3}.\)

C. \(y=3x-\frac{29}{3},y=3x+1.\)

D. \(y=-\frac{1}{3}x+\frac{29}{3}.\)

Câu 18 : Số cách chọn 5 học sinh trong một lớp có 25 học sinh nam và 16 học sinh nữ là

A. \(A_{16}^{5}.\)

B. \(A_{41}^{5}.\)

C. \(A_{25}^{5}.\)

D. \(C_{41}^{5}.\)

Câu 19 : Trong hình chóp đều, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tất cả các cạnh bên bằng nhau.

B. Tất cả các mặt bằng nhau.

C. Tất cả các cạnh bằng nhau.

D. Một cạnh đáy bằng cạnh bên.

Câu 21 : Đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-3}{x-1}\) là

A. \(y=2.\)

B. \(y=3.\)

C. \(x=1.\)

D. \(x=\frac{3}{2}.\)

Câu 22 : Đồ thị hàm số nào sau đây không có tiệm cận ngang?

A. \(y=x-\sqrt{{{x}^{2}}+1}.\)

B. \(y=\frac{2x-1}{x+1}.\)

C. \(y=\frac{{{x}^{2}}-3x+2}{{{x}^{2}}-x-2}.\)

D. \(y={{x}^{4}}+4{{x}^{2}}-3.\)

Câu 24 : Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình thoi, biết \(AA'=4a,AC=2a,BD=a.\) Thể tích của khối lăng trụ là

A. \(8{{a}^{3}}.\)

B. \(\frac{8{{a}^{3}}}{3}.\)

C. \(4{{a}^{3}}.\)

D. \(2{{a}^{3}}.\)

Câu 26 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;1 \right).\)

B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -1;3 \right).\)

C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;+\infty  \right).\)

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -1;1 \right).\)

Câu 27 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Hàm số không có cực trị

B. Hàm số đạt cực đại tại \(x=0.\)

C. Hàm số đạt cực đại tại \(x=5.\)

D. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=1.\)

Câu 28 : Hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2m{{x}^{2}}+1\) đạt cực tiểu tại \(x=0\) khi:

A. \(m>0.\)

B. \(-1\le m<0.\)

C. \(m\ge 0.\)

D. \(m<-1.\)

Câu 29 : Tập xác định của phương trình \(\sqrt{x-1}+\sqrt{x-2}=\sqrt{x-3}\) là

A. \(\left[ 1;+\infty  \right).\)

B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1;2;3 \right\}.\)

C. \(\left[ 3;+\infty  \right).\)

D. \(\left( 3;+\infty  \right).\)

Câu 31 : Tập xác định của hàm số \({{\left( {{x}^{2}}-3x+2 \right)}^{\pi }}\) là

A. \(\left( -\infty ;1 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right).\)

B. \(\left( 1;2 \right).\)

C. \(\left( -\infty ;1 \right]\cup \left[ 2;+\infty  \right).\)

D. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1;2 \right\}.\)

Câu 33 : Hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là \(\left( -1;3 \right).\)

B. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là \(\left( 1;1 \right).\)

C. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là \(\left( 1;-1 \right).\)

D. Đồ thị hàm số có điểm cực đại là \(\left( -1;1 \right).\)

Câu 34 : Tập nghiệm \(S\) của phương trình \(\sqrt{2x-3}=x-3\) là:

A. \(S=\varnothing .\)

B. \(S=\left\{ 6 \right\}.\)

C. \(S=\left\{ 6;2 \right\}.\)

D. \(S=\left\{ 2 \right\}.\)

Câu 41 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị \(f'\left( x \right)\) như hình vẽ

A. \(\left( 1;3 \right)\)

B. \(\left( -3;1 \right)\)

C. \(\left( -2;0 \right)\)

D. \(\left( -1;\frac{3}{2} \right)\) 

Câu 43 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}+mx+1\) đồng biến trên \(\left( -\infty ;+\infty  \right).\)

A. \(m\ge \frac{4}{3}.\)

B. \(m\le \frac{4}{3}.\)

C. \(m\le \frac{1}{3}.\)

D. \(m\ge \frac{1}{3}.\)

Câu 45 : Cho hình chóp tam giác \(S.ABC\) với \(SA,SB,SC\) đôi một vuông góc và \(SA=SB=SC=a.\) Tính thể tích của khối chóp \(S.ABC.\)

A. \(\frac{1}{2}{{a}^{3}}.\)

B. \(\frac{2}{3}{{a}^{3}}.\)

C. \(\frac{1}{6}{{a}^{3}}.\)

D. \(\frac{1}{3}{{a}^{3}}.\)

Câu 49 : Tìm tất cả giá trị của tham số m để phương trình \({{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-{{m}^{3}}+3{{m}^{2}}=0\) có ba nghiệm phân biệt?

A. \(\left\{ \begin{align} & -1<m<3 \\ & m\ne 0\wedge m\ne 2 \\ \end{align} \right.. \)

B. \(\left\{ \begin{align} & -1<m<3 \\ & m\ne 0 \\ \end{align} \right.. \)

C. \(\left\{ \begin{align} & -3<m<1 \\ & m\ne -2 \\ \end{align} \right. \)

D. \(-3<m<1.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247