Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m
a) \(m(x - 2) = 3x + 1\);
b) \(m^2x + 6 = 4x + 3m\);
c) \((2m + 1)x - 2m = 3x - 2\).
Câu a:
\(m\left( {x - 2} \right) = 3x + 1 \Leftrightarrow (m - 3)x = 1 + 2m\)
TH1: Nếu \(m - 3 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 3\) thì (1) \( \Leftrightarrow x = \frac{{1 + 2m}}{{m - 3}}\) là nghiệm.
TH2: Với \(m - 3 = 0 \Leftrightarrow m = 3.\) Khi đó (1) trở thành: 0x = 7 vô lý.
Vậy: Với \(m \ne 3\) phương trình có nghiệm \(x = \frac{{1 + 2m}}{{m - 3}}.\)
Với m = 3 phương trình vô nghiệm.
Câu b:
\({m^2}x + 6 = 4x + 3m \Leftrightarrow (m{}^2 - 4)x = 3m - 6\,\,\,\,\,\,(2)\)
TH1: Nếu \({m^2} - 4 \ne 0 \Leftrightarrow m \pm 2\)
Khi đó \((2) \Leftrightarrow x = \frac{3}{{m + 2}}\) là nghiệm.
TH2: Nếu \({m^2} - 4 = 0 \Leftrightarrow m = \pm 2\)
Với m = 2 khi đó (2) trở thành 0x = 0: đúng với mọi x.
Với m = -2: khi đó (2) trở thành 0x = -12: vô lý
Vậy: Với \(m \ne \pm 2:\) phương trình có nghiệm \(x = \frac{3}{{m + 2}}\)
Với m = 2: phương trình có vô số nghiệm.
Với m = -2: phương trình vô nghiệm.
Câu c:
\((2m + 1)x - 2m = 3x - 2 \Leftrightarrow 2(m - 1)x = 2(m - 1)\)
\( \Leftrightarrow (m - 1)x = m - 1\) (3)
TH1: Nếu \(m - 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 1.\) Khi đó (3) \( \Leftrightarrow x = 1\)
TH2: Nếu \(m - 1 = 0 \Leftrightarrow m = 1.\) Khi đó (3) trở thành:
0x = 0: luôn đúng với mọi x.
Vậy: Với \(m \ne 1:\) phương trình có nghiệm x = 1.
Với m = 1: Phương trình có vô số nghiệm.
-- Mod Toán 10
Copyright © 2021 HOCTAP247