Bài tập 14 trang 52 SGK Hình học 10 NC

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 14 trang 52 SGK Hình học 10 NC

Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác ABC có các đỉnh A(−4;1), B(2;4), C(2;−2).

a) Tính chu vi và diện tích của tam giác đó.

b) Tìm tọa độ của trọng tâm G, trực tâm H và tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Từ đó hãy kiểm tra tính chất thẳng hàng của ba điểm I, G, H.

a) Ta có:

\(\overrightarrow {AB}  = \left( {6;3} \right),\overrightarrow {AC}  = \left( {6; - 3} \right),\overrightarrow {BC}  = \left( {0; - 6} \right)\). 

Suy ra: 

\(\begin{array}{l}
AB = \sqrt {{6^2} + {3^2}}  = \sqrt {45}  = 3\sqrt 5 \\
AC = \sqrt {{6^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}}  = \sqrt {45}  = 3\sqrt 5 \\
BC = \sqrt {{0^2} + {{\left( { - 6} \right)}^2}}  = \sqrt {36}  = 6
\end{array}\)

Suy ra tam giác ABC cân tại A.

Chu vi tam giác ABC là:

\(3\sqrt 5  + 3\sqrt 5  + 6 = 6\sqrt 5  + 6\).

Gọi M là trung điểm của BC thì AM là đường cao của tam giác ABC.

Ta có M(2;1), \(\overrightarrow {AM}  = \left( {6;0} \right) \Rightarrow AM = \sqrt {{6^2} + 0}  = 6\).

Diện tích tam giác ABC là:

\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}BC.AM = \frac{1}{2}.6.6 = 18\)

b) Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_G} = \frac{1}{3}\left( {{x_A} + {x_B} + {x_C}} \right) = \frac{1}{3}\left( { - 4 + 2 + 2} \right) = 0\\
{y_G} = \frac{1}{3}\left( {{y_A} + {y_B} + {y_C}} \right) = \frac{1}{3}\left( {1 + 4 - 2} \right) = 1
\end{array} \right.\)

Vậy G(0;1).

Gọi H(xH,yH) là trực tâm tam giác ABC. Ta có

\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC}  = 0}\\
{\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC}  = 0}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( {{x_H} + 4} \right).0 + \left( {{y_H} - 1} \right).\left( { - 6} \right) = 0}\\
{\left( {{x_H} - 2} \right).6 + \left( {{y_H} - 4} \right).\left( { - 3} \right) = 0}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_H} = \frac{1}{2}}\\
{{y_H} = 1}
\end{array}} \right.
\end{array}\)

Vậy \(H\left( {\frac{1}{2};1} \right)\).

Gọi I(xI,yI) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{A{I^2} = B{I^2}}\\
{A{I^2} = C{I^2}}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{{\left( {{x_I} + 4} \right)}^2} + {{\left( {{y_I} - 1} \right)}^2} = {{\left( {{x_I} - 2} \right)}^2} + {{\left( {{y_I} - 4} \right)}^2}}\\
{{{\left( {{x_I} + 4} \right)}^2} + {{\left( {{y_I} - 1} \right)}^2} = {{\left( {{x_I} - 2} \right)}^2} + {{\left( {{y_I} + 2} \right)}^2}}
\end{array}} \right.
\end{array}\\
{ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{4{x_I} + 2{y_I} = 1}\\
{4{x_I} - 2{y_I} =  - 3}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_I} =  - \frac{1}{4}}\\
{{y_I} = 1}
\end{array}} \right.}
\end{array}\)

Vậy \(I\left( { - \frac{1}{4};1} \right)\).

Khi đó, ta có :

\(\overrightarrow {IG}  = \left( {\frac{1}{4};0} \right),\overrightarrow {IH}  = \left( {\frac{3}{4};0} \right)\).

Do đó \(\overrightarrow {IG}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {IH} \).

Suy ra I, G, H thẳng hàng.

 

-- Mod Toán 10

Copyright © 2021 HOCTAP247