Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh từ một tổ gồm có 6 nam và 4 nữ. Tính xác xuất sao cho:
a) Cả 3 học sinh đều là nam.
b) Có ít nhất một nam.
Số cách chọn 3 học sinh trong tổ là: \(C^3_{10}=120\) (cách)
Đây cũng chính là số phần tử của không gian mẫu, tức là: \(n(\Omega )=120.\)
Câu a:
Số cách chọn được cả ba học sinh đều là nam là \(C^3_{10}=20\). Do vậy xác suất để chọn được ba học sinh nam là: \(P_1=\frac{20}{120}=\frac{1}{6}\)
Câu b:
Gọi A là biến cố: "có ít nhất một nam"
B là biến cố: "cả ba học sinh đều là nữ".
Rõ ràng: \(A\cup B=\Omega ,A\cap B=\emptyset \) hay \(A=\overline{B}\)
Mặt khác, số cách chọn cả ba học sinh đều là nữ sẽ là: \(C_{4}^{3}=4\)
Do vậy \(P(B)=\frac{4}{120}=\frac{1}{30}\Rightarrow P(\overline{B})=1- \frac{1}{30}=\frac{29}{30}\)
-- Mod Toán 11
Copyright © 2021 HOCTAP247