Cho hàm số
\(y = \frac{{4 - x}}{{2x + 3m}}\)
a) Xét tính đơn điệu của hàm số
b) Chứng minh rằng với mọi m, tiệm cận ngang của đồ thị
của hàm số đã cho luôn đi qua điểm \(B\left( { - \frac{7}{4}; - \frac{1}{2}} \right)\)c) Biện luận theo m số giao điểm của
và đường phân giác của góc phần tư thứ nhấtd) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \left| {\frac{{4 - x}}{{2x + 3}}} \right|\)
a) TXĐ: \(R\backslash \left\{ { - \frac{{3m}}{2}} \right\}\)
\(y' = \frac{{ - 2x - 3m - 2\left( {4 - x} \right)}}{{{{\left( {2x + 3m} \right)}^2}}} = \frac{{ - 3m - 8}}{{{{\left( {2x + 3m} \right)}^2}}}\)
+) Nếu \(m < - \frac{8}{3}\) thì
, hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{{3m}}{2}} \right);\left( { - \frac{{3m}}{2}; + \infty } \right)\)+) Nếu \(m > - \frac{8}{3}\) thì
, hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{{3m}}{2}} \right);\left( { - \frac{{3m}}{2}; + \infty } \right)\)+) Nếu \(m = - \frac{8}{3}\) thì \(y = - \frac{1}{2}\) khi \(x \ne 4\).
b) Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{4 - x}}{{2x + 3m}} = - \frac{1}{2}\)
Nên với mọi m, đường thẳng \(y = - \frac{1}{2}\) luôn là tiệm cận ngang và đi qua điểm \(B\left( { - \frac{7}{4}; - \frac{1}{2}} \right)\)
c) Số giao điểm của
và đường phân giác của góc phần tư thứ nhất là số nghiệm của phương trình\(\begin{array}{l}
\frac{{4 - x}}{{2x + 3m}} = x \Leftrightarrow 4 - x = 2{x^2} + 3mx\\
\Leftrightarrow 2{x^2} + \left( {3m + 1} \right)x - 4 = 0\,\,( * )
\end{array}\)
Thay \(x = - \frac{{3m}}{2}\) vào (*), ta có:
\(\begin{array}{l}
2{\left( { - \frac{{3m}}{2}} \right)^2} - \frac{{9{m^2}}}{2} - \frac{{3m}}{2} - 4\\
= \frac{{9{m^2}}}{2} - \frac{{9{m^2}}}{2} - \frac{{3m}}{2} - 4 \ne 0\\
\Rightarrow m \ne - \frac{8}{3}
\end{array}\)
Như vậy để \(x \ne - \frac{{3m}}{2} \Rightarrow m \ne - \frac{8}{3}\)
Ta có: \(\Delta = {\left( {3m + 1} \right)^2} + 32 > 0,\,\forall m\). Từ đó suy ra với \(m \ne - \frac{8}{3}\) đường thẳng
luôn cắt tại hai điểm phân biệtd) Ta có:
\(\left| {\frac{{4 - x}}{{2x + 3}}} \right| = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\frac{{4 - x}}{{2x + 3}},x \in \left( { - \frac{3}{2};4} \right)}\\
{\frac{{x - 4}}{{2x + 3}},x \in \left( { - \infty ; - \frac{3}{2}} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)}
\end{array}} \right.\)
Ta vẽ đồ thị của hàm số \(y = \frac{{4 - x}}{{2x + 3}}\)
TXĐ: \(R\backslash \left\{ { - \frac{3}{2}} \right\}\)
\(y' = \frac{{ - 11}}{{{{\left( {2x + 3} \right)}^2}}} < 0\) với mọi \(x \ne - \frac{3}{2}\) nên hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{3}{2}} \right);\left( { - \frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
Bảng biến thiên
Tiệm cận đứng \(x = - \frac{3}{2}\)
Tiệm cận ngang \(y = - \frac{1}{2}\)
Đồ thị
Để vẽ đồ thị (C’) ta giữ nguyên phần đồ thị (C) nằm phía trên trục hoành và lấy đối xứng phần đồ thị nằm phía dưới trục hoành qua trục hoành.
-- Mod Toán 12
Copyright © 2021 HOCTAP247