a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số \(y=\frac{x+3}{x+1}\)
b) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đường thẳng y = 2x + m luôn cắt (C) tại hai điểm phân biệt M và N.
c) Xác định m sao cho độ dài MN là nhỏ nhất.
d) Tiếp tuyến tại một điểm S bất kỳ của (C) luôn cắt hai tiệm cận của (C) tại P và Q. Chứng minh rằng S là trung điểm của PQ.
Câu a:
\(y=\frac{x+3}{x+1}\)
1) Tập xác định: R\{-1}.
2) Sự biến thiên:
\(y'=\frac{x+1-x-3}{(x+1)^2}=\frac{-2}{(x+1)^2}<0 \ \ \forall x\neq -1\)
Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right).\)
Cực trị: Hàm số không có cực trị.
Tiệm cận:
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{x + 3}}{{x + 1}} = 1\) nên đường thẳng y = 1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{x + 3}}{{x + 1}} = - \infty ,\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{x + 3}}{{x + 1}} = + \infty \)
Nên đường thẳng x = -1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số,
Bảng biến thiên:
3) Đồ thị:
Đồ thị hàm số nhận điểm (-1;1) làm tâm đối xứng.
Đồ thị cắt Ox tại điểm (-3;0) cắt Oy tại điểm (0;3).
Câu b:
Số giao điểm của đường thẳng y = 2x + m và (C) là số nghiệm của phương trình sau:
\(\frac{x+3}{x+1}=2x+m (*)\) (Điều kiện: \(x\neq -1\))
Ta có: \((*)\Rightarrow x+3=(2x+m)(x+1)\)
\(\Leftrightarrow 2x^2+(m+2)x+m=x+3\)
\(\Leftrightarrow 2x^2+(m+1)x+m-3=0 (**)\)
\(\Delta =(m+1)^2-8(m-3)\)
\(=m^2-6m+25>0 \ \ \forall m\).
Mặt khác không tồn tại m để x = -1 là nghiệm của (**), vì thế (*) luôn có hai nghiệm phân biệt.
Vậy với mọi giá trị của m thì (C) luôn cắt đường thẳng y = 2x + m tại hai điểm phân biệt M, N.
Câu c:
Hoành độ M, N là nghiệm của (**)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_M} = \frac{{ - m - 1 + \sqrt {{m^2} - 6m + 25} }}{4}\\
{x_N} = \frac{{ - m - 1 - \sqrt {{m^2} - 6m + 25} }}{4}
\end{array} \right.\)
\(\Rightarrow x_N-x_M=-\frac{\sqrt{m^2-6m+25}}{2}\)
và \(y_N-y_M=2x_N+m(2x_M+m)\)
\(=2(x_N-x_M)=-\sqrt{m^2-6m+25}\)
Do đó:
\(MN=\sqrt{(x_N-x_M)+(y_N-y_M)^2}\)
\(=\sqrt{\frac{1}{4}(m^2-6m+25)+(m^2-6m+25)}\)
\(=\sqrt{\frac{5}{4}(m^2-6m+25)}\)
\(=\sqrt{\frac{5}{4}(m-3)^2+16} \geq \sqrt{\frac{5}{4}.16}\)
\(\Leftrightarrow MN \geq \sqrt{20}\)
Dấu "bằng" xảy ra khi m = 3.
Vậy độ dài của MN nhỏ nhất là \(\sqrt{20}\) đạt được khi m = 3.
Câu d:
Vì \(S\in (C)\) nên \(S\left ( x_0;\frac{x_0+3}{x_0+1} \right )\), do đó tiếp tuyến tai S của (C) có phương trình:
\(y=-\frac{2}{(x_0+1)^2}(x-x_0)+\frac{x_0+3}{x_0+1}\)
Tiệm cận đứng là x = - 1 ⇒ toạ độ của P là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{\begin{matrix} y=-\frac{2}{(x_0+1)^2}(x-x_0)+\frac{x_0+3}{x_0+1}\\ \\ x=-1 \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-1\\ \\ y=\frac{x_0+5}{x_0+1} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow P \left ( -1; \frac{x_0+5}{x_0+1} \right )\)
Tiệm cận ngang là đường thẳng y = 1 ⇒ Toạ độ của Q là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{\begin{matrix} y=-\frac{2}{(x_0+1)^2}(x-x_0)+\frac{x_0+3}{x_0+1}\\ \\ y=1 \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=2x_0+1\\ \\ y= 1 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow Q(2x_0+1; 1)\)
Ta có toạ độ trung điểm của PQ là:
\(\left\{\begin{matrix} x=\frac{x_P+x_Q}{2}\\ \\ y=\frac{y_P+y_Q}{2} \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{-1+2x_0+1}{2}\\ \\ y=\frac{x_0+1}{2} \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=x_0 \ \ \ \ \\ \\ y=\frac{x_0+3}{x_0+1} \end{matrix}\right.\)
Vậy S là trung điểm của PQ.
-- Mod Toán 12
Copyright © 2021 HOCTAP247