Trong không gian Oxyz cho bốn điểm A(3; -2; -2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1) và D(-1;1;2)
a) Viết phương trình mặt phẳng (BCD). Suy ra ABCD là một tứ diện.
b) Viết phương trình mặt cầu (S) tâm A và tiếp xúc với mặt phẳng (BCD).
c) Tìm toạ độ tiếp điểm của (S) và mặt phẳng (BCD).
Câu a: Mặt phẳng (BCD) có cặp VTCP là \(\overrightarrow {BC} ;\overrightarrow {BD}\), từ đó ta suy ra được VTPT của mặt phẳng (BCD) và viết được phương trình mặt phẳng (BCD).
ABCD là tứ diện khi A không thuộc (BCD). Ta chỉ cần kiểm tra tọa độ A có thỏa phương trình mặt phẳng (BCD) vừa tìm được hay không là có thể đưa ra kết luận.
Đây là một cách kiểm tra 4 điểm có là 4 đỉnh của tứ diện hay không bên cạnh việc sử dụng tích hỗ tạp.
Câu b: Bán kính của mặt cầu S chính là khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCD).
Câu c: Để tìm tọa độ tiếp điểm của (S) và (BCD) ta thực hiện các bước sau:
Ta có lời giải chi tiết bài 12 như sau:
Câu a:
Ta có: \(\overrightarrow{BC}=(-3;0;1), \overrightarrow{BD}=(-4;-1;2)\)
Vecto pháp tuyến của (BCD) là: \(\vec{n}=\left [ \overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD} \right ]=(1;2;3)\)
Phương trình mặt phẳng (BCD) là:
1(x -3) + 2(y - 2) + 3z = 0 ⇔ x + 2y + 3z -7 = 0
Thay toạ độ điểm A vào phương trình của (BCD) ta được:
\(1(3) + 2(-2) + 3(-2) - 7 = -14\neq 0\), suy ra \(A\notin (BCD)\)
Vậy ABCD là một tứ diện.
Câu b:
Mặt cầu (S) có tâm A và tiếp xúc với (BCD) có bán kính:
\(R=d(A,(BCD))=\frac{\left | -14 \right |}{\sqrt{1^2+2^2+3^2}}=\sqrt{14}\)
Vậy phương trình của mặt cầu (S) là:
\((x-3)^2+(y+2)^2+(z+2)^2=14\)
Câu c:
Gọi \(\Delta\) là đường thẳng đi qua A và vuông góc với (BCD). Phương trình tham số của \(\Delta\) là:
\(\left\{\begin{matrix} x=3+t\\ y=-2+2t\\ z=-2+3t \end{matrix}\right.\)
Thay x= 3+t, y=-2+2t, z=-2+3t vào phương trình mp(BCD) ta được:
\(3+t+2(-2+2t)+3(-2+3t)-7=0\Leftrightarrow t=1\)
Khi đó x = 4; y= 0; z = 1
Vậy I(4;0;1) là tiếp điểm của (S) với mp(BCD).
-- Mod Toán 12
Copyright © 2021 HOCTAP247